- Back to Home »
- Tin-tuc »
- THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN SẼ PHỤC HỒI CHẬM
Posted by : Unknown
Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012
Bất động sản được dự báo là ấm dần lên cùng với việc hồi phục lại của nền kinh tế. Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam tại hội thảo về vốn cho thị trường bất động sản vừa mới được tổ chức tại Hà Nội.
Bất động sản được dự báo là ấm dần lên cùng với việc hồi phục lại của nền kinh tế. Tuy nhiên độ hồi phục này xảy ra từ từ bên cạnh các yếu tố thận trọng trong điều hành kinh tế, lòng tin của người dân.
Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam tại hội thảo về vốn cho thị trường bất động sản vừa mới được tổ chức tại Hà Nội.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam đánh giá, thị trường bất động sản mặc dù mới phát triển trong thời gian ngắn nhưng đã đáp ứng nhu cầu một bộ phận người dân, doanh nghiệp. Thị trường này cũng thu hút vốn đầu tư lớn nước ngoài, kéo theo sự tham gia của nhiều doanh nghiệp đi theo phục vụ cho sự phát triển của thị trường.
Tuy nhiên, thị trường bất động sản VN trong những năm qua đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, phát triển chưa lành mạnh. Việc dễ dàng tìm kiếm được lợi nhuận dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp đổ xô đi phát triển bất động sản kể cả các doanh nghiệp ngoài ngành …Trong đó, nhiều doanh nghiệp không có năng lực quản lý, công nghệ đặc biệt việc yếu kém về tài chính đã khiến cho dư nợ bất động sản tăng nhanh.Theo báo cáo ngân hàng, dư nợ bất động sản thời điểm cao nhất lên đến gần 280 ngàn tỷ đồng và hiện giờ đã giảm xuống 180 ngàn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, việc không cân đối nguồn lực tài chính, nhiều doanh nghiệp không có tiền để làm. Thậm chí, tiền không có để đền bù giải phóng mặt bằng dự án bị dậm chân tại chỗ dẫn đến mất cân đối cung cầu.
Việc thông tin về các dự án, các cơ sở pháp lý không được chính xác, rõ ràng làm cho người mua, người bán thiếu minh bạch thậm chí có vấn đề rủi ro, lừa đảo trong giao dịch mua bán….Đây là những điểm bất cập hiện nay của thị trường bất động sản.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho rằng, từ năm 2011-2012 đến nay do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực như việc Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, cắt giảm đầu tư công khoảng 40%. Đặc biệt, chính sách tiền tệ thắt chặt thể hiện ở việc khống chế tốc độ tăng trưởng tín dụng, tăng lãi suất huy động, cho vay để giảm dòng tiền lưu thông. Điều này khiến các yếu kém thị trường bất động sản bộc lộ một cách rõ ràng.
Bên cạnh đó, vốn của các doanh nghiệp nói chung đều phụ thuộc vào thị trường bất động sản, còn các kênh huy động qua thị trường chứng khoán còn thấp, các loại hình quỹ đầu tư, các định chế tài chính ngoài ngân hàng mới chỉ manh nha hình thành. Vốn của doanh nghiệp tự có thì rất nhỏ, vốn huy động khách hàng bị khống chế bởi pháp luật…tất cả đều phụ thuộc vào ngân hàng. Ngân hàng có động thái siết chặt tiền tệ cũng lâm vào cảnh khó khăn.
Thời gian qua, Ngân hàng nhà nước đã có một số động thái nới lỏng nhất định mặc dù khuyến cáo của các tổ chức tiền tệ thế giới cũng khuyên nên thận trọng trọng việc nới lỏng và Chính phủ đã có chỉ đạo từng bước hạ lãi suất theo tỷ lệ lạm phát kể cả lãi suất huy động và cho vay, ngân hàng có chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ. Nhưng trên thực tế, lãi suất đã giảm đáng kể, việc tiếp cận vốn còn nhiều khó khăn.
Về phía doanh nghiệp bất động sản cũng đã có sự điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình. Doanh nghiệp có động thái hoạt động tích cực, chủ động cơ cấu hàng hóa theo hướng đưa sản phẩm đúng vào thị phần.
Thị trường bất động sản được dự báo là ấm dần lên cùng với việc hồi phục lại của nền kinh tế. Tuy nhiên độ hồi phục này không thể nhanh chóng được mà xảy ra từ từ bên cạnh các yếu tố thận trọng trong điều hành kinh tế, lòng tin của người dân cũng phải từng bước phải lấy lại bằng các hành động chuẩn xác hơn.
Để thị trường khởi sắc trở lại, cần có chính sách vĩ mô và lâu dài từ Luật Nhà ở, Luật xây dựng, Luật đất đai, cần phải được điều chỉnh mang tính chất lâu dài. Bên cạnh đó, Thủ tướng đã có chỉ thị 2196/CT-CP. Bộ Xây dựng đang được giao triển khai, rà soát dự án lớn trên cả nước để phân loại các dự án tiếp tục triển khai, tạm dừng…và triển khai trên 10 thành phố lớn bắt đầu kể từ tháng 10.
Đồng thời, khó khăn bất cập của thị trường vừa qua cũng là để các chủ thể tham gia thị trường bất động sản từ phía cơ quan quản lý nhà nước, phía người dân…cũng có cơ hội xem xét, điều chỉnh hành vi đối với thị trường này để thị trường phát triển lành mạnh.
Theo VnMedia
Từ khóa: dat binh duong, Bán nhà Bình Dương, đất ở thổ cư, sàn giao dịch bất động sản, tin tức bất động sản bình dương, thông tin cần biết về bình dương
Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong Gia Re | Dat Binh Duong | Mua Ban Nha Dat
Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam tại hội thảo về vốn cho thị trường bất động sản vừa mới được tổ chức tại Hà Nội.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam đánh giá, thị trường bất động sản mặc dù mới phát triển trong thời gian ngắn nhưng đã đáp ứng nhu cầu một bộ phận người dân, doanh nghiệp. Thị trường này cũng thu hút vốn đầu tư lớn nước ngoài, kéo theo sự tham gia của nhiều doanh nghiệp đi theo phục vụ cho sự phát triển của thị trường.
Tuy nhiên, thị trường bất động sản VN trong những năm qua đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, phát triển chưa lành mạnh. Việc dễ dàng tìm kiếm được lợi nhuận dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp đổ xô đi phát triển bất động sản kể cả các doanh nghiệp ngoài ngành …Trong đó, nhiều doanh nghiệp không có năng lực quản lý, công nghệ đặc biệt việc yếu kém về tài chính đã khiến cho dư nợ bất động sản tăng nhanh.Theo báo cáo ngân hàng, dư nợ bất động sản thời điểm cao nhất lên đến gần 280 ngàn tỷ đồng và hiện giờ đã giảm xuống 180 ngàn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, việc không cân đối nguồn lực tài chính, nhiều doanh nghiệp không có tiền để làm. Thậm chí, tiền không có để đền bù giải phóng mặt bằng dự án bị dậm chân tại chỗ dẫn đến mất cân đối cung cầu.
Việc thông tin về các dự án, các cơ sở pháp lý không được chính xác, rõ ràng làm cho người mua, người bán thiếu minh bạch thậm chí có vấn đề rủi ro, lừa đảo trong giao dịch mua bán….Đây là những điểm bất cập hiện nay của thị trường bất động sản.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho rằng, từ năm 2011-2012 đến nay do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực như việc Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, cắt giảm đầu tư công khoảng 40%. Đặc biệt, chính sách tiền tệ thắt chặt thể hiện ở việc khống chế tốc độ tăng trưởng tín dụng, tăng lãi suất huy động, cho vay để giảm dòng tiền lưu thông. Điều này khiến các yếu kém thị trường bất động sản bộc lộ một cách rõ ràng.
Bên cạnh đó, vốn của các doanh nghiệp nói chung đều phụ thuộc vào thị trường bất động sản, còn các kênh huy động qua thị trường chứng khoán còn thấp, các loại hình quỹ đầu tư, các định chế tài chính ngoài ngân hàng mới chỉ manh nha hình thành. Vốn của doanh nghiệp tự có thì rất nhỏ, vốn huy động khách hàng bị khống chế bởi pháp luật…tất cả đều phụ thuộc vào ngân hàng. Ngân hàng có động thái siết chặt tiền tệ cũng lâm vào cảnh khó khăn.
Thời gian qua, Ngân hàng nhà nước đã có một số động thái nới lỏng nhất định mặc dù khuyến cáo của các tổ chức tiền tệ thế giới cũng khuyên nên thận trọng trọng việc nới lỏng và Chính phủ đã có chỉ đạo từng bước hạ lãi suất theo tỷ lệ lạm phát kể cả lãi suất huy động và cho vay, ngân hàng có chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ. Nhưng trên thực tế, lãi suất đã giảm đáng kể, việc tiếp cận vốn còn nhiều khó khăn.
Về phía doanh nghiệp bất động sản cũng đã có sự điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình. Doanh nghiệp có động thái hoạt động tích cực, chủ động cơ cấu hàng hóa theo hướng đưa sản phẩm đúng vào thị phần.
Thị trường bất động sản được dự báo là ấm dần lên cùng với việc hồi phục lại của nền kinh tế. Tuy nhiên độ hồi phục này không thể nhanh chóng được mà xảy ra từ từ bên cạnh các yếu tố thận trọng trong điều hành kinh tế, lòng tin của người dân cũng phải từng bước phải lấy lại bằng các hành động chuẩn xác hơn.
Để thị trường khởi sắc trở lại, cần có chính sách vĩ mô và lâu dài từ Luật Nhà ở, Luật xây dựng, Luật đất đai, cần phải được điều chỉnh mang tính chất lâu dài. Bên cạnh đó, Thủ tướng đã có chỉ thị 2196/CT-CP. Bộ Xây dựng đang được giao triển khai, rà soát dự án lớn trên cả nước để phân loại các dự án tiếp tục triển khai, tạm dừng…và triển khai trên 10 thành phố lớn bắt đầu kể từ tháng 10.
Đồng thời, khó khăn bất cập của thị trường vừa qua cũng là để các chủ thể tham gia thị trường bất động sản từ phía cơ quan quản lý nhà nước, phía người dân…cũng có cơ hội xem xét, điều chỉnh hành vi đối với thị trường này để thị trường phát triển lành mạnh.
Theo VnMedia
Từ khóa: dat binh duong, Bán nhà Bình Dương, đất ở thổ cư, sàn giao dịch bất động sản, tin tức bất động sản bình dương, thông tin cần biết về bình dương
Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong Gia Re | Dat Binh Duong | Mua Ban Nha Dat